Giấc Mơ Xanh
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Giấc Mơ Xanh

Hòa Nhịp Đam Mê
 
HomePortalGallerySearchLatest imagesRegisterLog in

 

 Sự Hình Thành Bộ Môn Cải Lương Trên Đất Bắc

Go down 
AuthorMessage
Minh Anh
Sao ít vậy
Sao ít vậy
Minh Anh


Posts : 13
Join date : 2014-10-08
Age : 30

Sự Hình Thành Bộ Môn Cải Lương Trên Đất Bắc Empty
PostSubject: Sự Hình Thành Bộ Môn Cải Lương Trên Đất Bắc   Sự Hình Thành Bộ Môn Cải Lương Trên Đất Bắc EmptyWed Nov 19, 2014 12:25 pm

Sự Hình Thành Bộ Môn Cải Lương Trên Đất Bắc

Ngay những năm đầu thế kỉ, giới quan lại và giới thượng lưu Hà Nội đã bắt quen với ca Huế qua “đám con hát” mà “cụ lớn” Hoàng Cao Khải đem từ Huế ra. Rất nhanh, những Hành vân, Lưu Thủy, Bình bán, Phú lục, Cổ bản được nhiều người hâm mộ coi là thời thượng. Tới mức, ở không ít xứ đạo Thiên Chúa, chúng nhập vào chuỗi hát (múa) dâng hoa trong tháng Đức Bà và cố nhiên, vẫn ở dạng nhạc thính phòng.

Giữa năm 1919, gánh xiếc Sáu Súng ra Bắc, giới thiệu lần đầu Tứ đại “Đàn bà hay ghen”, hình thức ca ra bộ với bản Tứ đại (cảnh) đã “oán hóa”. Cả Nam xuân “Tô Huệ”, Phú lục “Kim Kiều”, do hai người ca luân phiên làm điệu bộ minh hoạ. Một năm sau thấy Phước hội ban, rồi năm tiếp Tân Thành ban, mấy gánh nhỏ diễn ở đình, ở bãi, loại ca kịch kim thời những Hạnh Nguyên cống Hồ, Tiết Cương tế tảo, Hoàng Phi Hổ đầu Chu…do nghệ nhân hát bội cực Nam Trung bộ chia nhau đóng vai, ca những bản Huế nhưng điệu bộ thiên nhiều về Bội. Hai gánh này khi về Nam để lại Hà Nội mấy nghệ nhân Tư Cao, Tư Hối… Tư Cao hoạt động cho cải lương Hà Nội tới tận những năm 50.

Cũng những năm này, nhóm sinh viên Nam Kỳ ra Hà Nội học, như Lê Quang Hổ, Nguyễn Văn Tệ, Châu Hồng Đào…, thường tổ chức những buổi ca nhạc tài tử, tuy là “trong nhà” nhưng được sinh viên Bắc Kỳ và thanh niên Hà Nội thích thú học tập. Rồi cùng với phong trào viết và diễn thời kịch đã hình thành dần mấy “nhóm tài tử” ở phố Hàng Giấy, phố Hàng Than, phố Lò Đúc rát thích ca “cải lương”. Nhóm nào cũng thấy có đủ viên chức, thanh niên học sinh, cả sinh viên, thường họp nhau những ngày lễ, ngày nghỉ vui chơi đàn ca, rồi gặp dịp là nhiệt tình biểu diễn lấy tiền “giúp dân bị lụt”, “giúp hội từ thiện”… Bài bản sử dụng ở dạng nhạc tài tử do những sinh viên Nam Kỳ phổ biến.

Đầu năm 1923, nhóm sinh viên Nam Kỳ công diễn vở Tối độc phụ nhân tâm (do Nguyễn Văn Tệ viết) trên sân khấu Nhạc Hội Bờ Hồ, lấy tiền giúp Hội Nam Kỳ tương tế, được giới thanh niên học sinh hưởng ứng nhiệt liệt. Đây là vở dài đầu tiên thuộc loại kịch pha ca (nhạc tài tử của miền Nam trên sân khấu Hà Nội). Anh chị em trong Nhóm tài tử phố Hàng Giấy lập tức xin chép kịch bản về tập và Tết năm ấy, biểu diễn trên sân khấu rạp Ba Bò (ở Ô Chợ Dừa). Họ còn diễn ở Bội phu quả báo ghi là của Bùi Công Bình và rất được bà con hâm mộ. Liền sau đó, lớp Đồng Ấu của rạp Quảng lạc, do Sáu Cương, nghệ nhân tuồng dạy dỗ, cũng dàn tập và biểu diễn thành công vở này.

Đầu năm 1925, nhóm sinh viên Nam Kỳ diễn Châu Trần tiết nghĩa của Nguyễn Văn Tệ, lấy tiền giúp Hội Nam Kỳ tương tế, giữa năm diễn giúp Hội Hợp thiện Bắc Kỳ, và cuối năm, giúp dân bị lụt Biên Hoà. Cuối năm 1926, nhóm kết hợp với nghệ nhân Tư Hối (đang làm cho Quảng lạc) diễn Trang tử cổ bồn của Nguyễn Đăng Phong, lấy tiền giúp dân bị lụt Thái Bình.

Mấy nhóm người Bắc cũng gia tăng hoạt động. Nhóm ở phố Lò Đúc đa phần là viên chức, nay trương “tên” Hội SJAA tập lại vở Trang tử cổ bồn của nhóm sinh viên Nam Kỳ, diễn tại trường Hàng Vôi, lấy tiền giúp đồng bào Bắc Ninh bị hoả tai. Tiếp đó dựng Nhất phiến băng tâm chuyển từ tích tuồng, diễn trên sân khấu rạp Hàng Tre giúp dân bị bão lụt. Nhóm khác, số nhiều là thanh niên sinh viên mang tên Hội NATEM công diễn Châu Trần tiết nghĩa ở rạp chiếu bóng Palace phố Tràng Tiền, lấy tiền giúp đồng bào bị thiên tai…

Giữa năm 1927, một số chị em “con nhà gia giáo” được sự giúp đỡ “chuyên môn” của nữ nghệ nhân Sáu Súng, đã diễn Trang tử cổ bồn dập theo khuôn mẫu của nhóm sinh viên Nam Kỳ, tại rạp hát phố Tân Ninh, Bắc Ninh, rồi đêm tiếp trở về Hà Nội, diễn trên sân khấu cải lương hý viên, “lấy tiền giúp dân Bắc Ninh bị thiên tai” và Hội hợp thiện Bắc Kỳ. Mỗi đêm, cô Sáu SÚng biểu diễn thêm tiết mục đội trống thổi lông công và ca mấy bản nhạc tài tử. Cũng năm này, Ban tài tử Nam Huân kết hợp với các nghệ nhân Tư Cao, Tư Hợi diễn tại Cải lương hý viên vở Gương vỡ lại lành không nói người soạn, liền 2 đêm (3 và 4/12) cũng được khán giả thích thú…

Những năm này, ở mấy thành phố Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, trước các đêm diễn tuồng, chèo hoặc thời kịch, hay lửa trại Hướng đạo, đã thấy đôi tiết mục tài tử xếp cạnh đôi bài ta điệu tây (coi là dấu hiệu thời thượng). Khảng 1926, ở Thanh Hóa có Hội Ca nhạc ái hữu vừa học ca Huế, vừa tập là ca kịch kim thời, nhưng vài năm sau nghiêng hẳn về thời kịch.

Có thể nói, cho đến cuối năm 1927, dân Bắc Hà vẫn chưa mường tượng được cụ thể về nghệ thuật sân khấu cải lương, cả với giới nhà nghề và giới tài tử.

Giới tài tử thì bắt đầu tập dượt bằng thời kịch và ca Huế, sau qua số ít nghệ nhân và đặc biệt nhóm sinh viên Nam Kỳ, mà bắt quen với ca nhạc tài tử, từ làm điệu bộ giản đơn trong một tình huống kịch vài ba nhân vật, tới diễn cốt truyện nhiều vai mang tính cách khác nhau, từ mượn về in lại kịch bản (nghệp dư) diễn còn cứng, ca còn vụng, đến tự viết lấy vở riêng, ca diễn kết hợp ngày một thuần thục… Song số anh chị em này chưa có ý thức gắn bó nhau trong tổ chức có tính nghề nghiệp. Họ hoạt động theo ý thích từng lúc, nay ở nhóm này, mai sang nhóm khácm từy vở, tùy việc và tất cả đều nhằm mục đích lạc quyên đỡ đần những người cùng khổ (bão lụt, hoả hoạn) hoặc giúp hội từ thiện, tương tế…

Thực ra, đối với dân Bắc, việc nghệ nhân vừa hát vừa làm điệu bộ không có gì là lạ. Đã có hàng trăm năm, những loại dân ca như Quan họ (Bắc Ninh), Xoan (Phú Thọ, Giặm (Hà Nam), Nhà Tơ (Phúc Yên, Thanh Hóa)… đều có điệu hát bỏ bộ xem khá hấp dẫn. Hoặc như hình thức lên đồng phổ biến ở nhiều vùng, với vài chục giá, mối giá mỗi bản văn, mỗi ý trang, đòi hỏi mỗi cách thể hiện kết hợp máu thịt với hát và đàn, tạo thành những hình tượng “tiên thánh”, thật sinh sắc, sức gợi cảm mạnh. Nhưng ở mấy nhóm “tài tử” trên, bài bản đã “lạ” về kết cấu (ngôn từ, niêm luật, giai điệu…), cách diễn lại “tả chân” (y trang, đài từ, diễn xuất…) “lọt ra” từ các dinh quan đầu tỉnh, các salon thượng lưu, nhất là từ nhóm sinh viên Nam Kỳ phóng khoáng, hào hoa, nên mau chóng lôi kép đa phần nhiều thanh niên học sinh, viên chức lớp giữa, lớp dưới, kể cả số chị em con nhà…

Nhưng phong trào sẽ còn phát triển từ sau khi Nghĩa hiệp ban ra Hà Nội biểu diễn.

Đúng như quảng cáo dăng báo đón trước nửa tháng, Nghĩa hiệp ban tổ chức khá quy mô, “một ban hát tuồng cải lương xưa nay chưa từng thấy ở Hà Nội” với “nhiều cảnh trí rất lạ, phục sức nhiều bộ rất đẹp, ca xoang nhiều bài rất lí thú, âm nhạc nhiều khúc rất du dương, lại có vai mặc theo lối tuồng, lại có đánh võ toàn đồ thiệt”. Gánh này diễn đêm đầu tiên, 20/11/1927 trên sân khấu Quảng lạc 1 tuần lễ, rồi chuyển sang Sán Nhiên 5 đêm nữa, giới thiệu tất cả 11 vở, hầu hết lấy tích từ các truyện Tàu, do hai thầy tuồng Nguyễn Công Mạnh, Nguyễn Trọng Quyền soạn, nghệ nhân đều diễn thuộc, có cắt người nhắc vở. Diễn xuất tuy đậm hơi hướng tuồng, nhưng sáp với tả chân, lời kịch nôm na mới mẻ, bài bản đúng là “cải lương” với tứ đại oán, văn thiên tường, vọng cổ, nam ai, nam xuân, ngâm, lối… Đêm nào cũng bắt đầu bằng cảnh toàn bộ đào kép y trang tề chỉnh, trụ bộ, đồng thanh hát “chào mừng khách quan” theo điệu Madelon ; bà một lần, tướng Địch Thanh sau khi thắng giặc ca điệu Quốc thiều Pháp…

Khán giả Hà Nội háo hức hâm mộ vì được xem diễn, nghe ca nhiều đoạn rất thích, những điều mà người làm nghề và tài tử ở đây còn lúng túng khi áp dụng.

Sau nửa tháng biểu diễn thành công, Nghĩa hiệp ban chịu rã cánh, vì quá nhiều đào kép ở lại Hà Nội : một số làm cho Quảng lạc, một số làm cho Sán Nhiên.

Từ đấy Quảng lạc vẫn tiếp tục dò thử : khi là một vở tuồng “cổ” xen lẫn một cảnh cải lương ; khi là vở cải lương - tuồng diễn kết hợp đào kép cải lương với dào kép tuồng ; khi tách hẳn từng loại (như đêm trước diễn Tra án Bàng Quý Phi, tuồng cổ, đêm sau cũng vở ấy nhưng gọi là cải lương - tuồng do đào kép cải lương đóng vai chính… Tình hình đó kéo dài tới cả năm 1929 mà Quảng lạc vẫn chưa có cách điều hoà tốt hai loại hình…


Last edited by Minh Anh on Wed Nov 19, 2014 12:38 pm; edited 1 time in total
Back to top Go down
http://clbcailuong.forumvi.com
Minh Anh
Sao ít vậy
Sao ít vậy
Minh Anh


Posts : 13
Join date : 2014-10-08
Age : 30

Sự Hình Thành Bộ Môn Cải Lương Trên Đất Bắc Empty
PostSubject: Re: Sự Hình Thành Bộ Môn Cải Lương Trên Đất Bắc   Sự Hình Thành Bộ Môn Cải Lương Trên Đất Bắc EmptyWed Nov 19, 2014 12:26 pm

Sán Nhiên và Cải lương hý viên do cùng một Ban quản trị trông nom, vẫn luân lưu diễn những vở chèo văn minh và chèo cải lương, sau khi lôi kéo được số đào kép Nghĩa hiệp ban, cũng lập thêm Ban hát cải lương Nam Kỳ “hiến quý vị chư tôn mỗi tháng vài lần những buổi tiêu khiển đích đáng”. Bên Cải lương hý viện, nhiều “vở mới soạn” đi vào những chuyện trước mắt, như Tin bạn mất vợ, Nước đời đắng cay… biểu diễn đan xen “danh ca với tài tử”, “người Nam với người Bắc” nhưng không được khán giả tán thưởng, nên đầu năm 1929, thấy “xếp lại”… Sán Nhiên quyết tâm đi vào kịch chủng mới hơn.

Đêm 1/1/1928, diễn tấn Kim Vân Kiều, cải lương Bắc Kỳ !
Đêm 2 và 3/1: Bĩ cực thái lai, cải lương Nam Kỳ !
…Đêm 12/1 diễn tấn Kim cổ hoàn toàn, cắt toàn đào kép nhất, chia làm 2 đoạn :
- đoạn 1, diễn lối cải lương Nam Kỳ tối tân…
- đoạn 2, diễn lối cải lương Bắc Kỳ…

Từ cuối năm 1928, không thấy Sán Nhiên quảng cáo “cải lương Bắc Kỳ” nữa, mà trả loại vở này về hàng chèo cải lương, nhưng với số tiết mục chuyển từ tích tuồng (như Ngô Khởi sát thê, Ngũ Vân Thiệu bị vây…) vẫn dùng nhóm từ cải lương - tuồng…

Tất nhiên, ảnh hưởng của Nghĩa hiệp ban đối với anh chị em tài tử sâu đậm hơn. Số người ham thích cải lương ngày thêm đông, bất chấp mọi răn đe của gia đình và dư luận. Họ vẫn tụ họp học hỏi, kiếm dịp thuận lợi có tính nghĩa cử, để tổ chức phô diễn những gì đã tập luyện, láy sự động viên khích lệ của khán giả làm niềm tự hào. Chia thành nhóm này, hội nọ chỉ là tương đối, thường do từng vụ việc quy định, như lần diễn ở rạp Palace vở Châu Trần tiết nghĩa tuy danh nghĩa là Hội NATEM, nhưng có tới 1/3 người của SJAA tham gia. Hoặc như Phương Thảo “một nữ lưu khuê các”, hễ đâu tổ chức diễn mà người chủ trì “đúng đắn” là cô tham gia…

Trong cơn khủng hoảng kinh tế, mấy năm 1929, 1930, các nhóm, hội hoạt động hết sức khó khăn. Cuối năm 1929, nhóm tài tử phó Hàng Giấy gồm Phan Ninh, Ngọc Toàn, Nguyễn Đình Xuân… sửa sang vở Hạnh Nguyên cống Hồ, đổi thành Trùng đài tiễn biệt, thuê mướn y trang nhà nghề và nương theo cách làm của Quảng Lạc và Sán Nhiên, diễn cải lương tuồng Tầu, trên sân khấu rạp Phúc Thắng liền 2 đêm.

Sau đó, các anh liên kết thêm với Phan Viết Trà, Nguyễn Văn Hoà, Đỗ Xuân Ứng, các cô Phương Thảo, Kim Xuyến, Tý Cao, lập nhóm Tân Thành, tập luyện tại Hàng Than. Vở diễn đầu tiên của nhóm ra mắt trên sân khấu Nhà hát tây, lấy tiền giúp đồng bào Thái Bình bị lụt, là một vở kịch Hai gã thanh niên của Đỗ Xuân Ứng. Vở thứ hai diễn tại rạp Quảng Lạc có tên là vén màn bí mật của Huỳnh Thủ Trung, trừ vai đào chính, theo ý chủ rạp là “mướn” nghệ nhân, còn các vai đều do anh chị em tài tử đảm nhận. Nhưng vở diễn bị chệch choạc, không thành công,Tân Thành phải tan. Một số người xuống Hải Phòng lập nhóm mới tên là LUCAH diễn tiếp Vén màn bí mật, được đồng bào hoan nghênh đòi xem nữa…

Đầu năm 1930, chủ rạp chiếu bóng ở Bắc Giang bắt “mạch” khán giả địa phương, cử người về Hà Nội mời nhóm tài tử cải lương lên biểudiễn vài đêm. Các anh Nguyễn Gia Kình, Phan Ninh, Nguyễn Đình Xuân, Phan Văn Doãn, Trần Đình Bảo, cùng Nguyễn Hồng Vân, Trần Thị Cống… tập lại Vén màn bí mật nay mang tên mới Khúc oan vô lượng. Mới diễn một đêm được khán giả rất hoan nghênh, thì sáng hôm sau, mật thám bắt cả “bọn” giải về Hà Nội “xét lí lịch và hành tung”, buộc giải tán, vì trong nhóm có mấy anh bị đuổi học do “vận động để tang Phan Chu Trinh”…

Cũng lúc này, gánh An lạc từ Sài Gòn ra Hà Nội, diễn tại Cải lương hý viện loạt vở tuồng tàu là Sơn hà xã tắc, Tây Hà Nội thế, Tiêu Anh Phụng… với dàn nghệ nhân nhiều tài, như Tư An, Tư Hợi, Ba Ngưu, Ba Miêng… kết hợp với phông màn của Trần Phềnh, vở diễn của An lạc được khách xem thích thú, về cảnh Anh Phụng sánh vai Hoàng tử hát xướng kể lể tâm tình, tứ lối sang vọng cổ tiếp vào xang xừ líu… do Tư Hợi và Ba Ngưu đóng ; cảnh Nhạc Phước sát khí đằng dằng vào triều hạch tội vua, do Tư An đóng… Gánh này để lại cho giới nghề và tài tử một số bài học về biểu diễn cải lương loại tuồng Tàu.

Do tình hình mọi mặt dần ổn định, giữa 5/1931, một thầu khoán ở Lạng Sơn là Nguyễn Văn Được về Hà Nội tìm gặp Nguyên Giá Kình, Đỗ Văn Màu, tỏ ý muốn lập gánh cải lương, vừa để “thoả chí bình sinh”, vừa thử kinh doanh nghệ thuật (…). Mọi người bàn lấy tên là Tân Việt, tìm mua ngoài hiệu sách mấy vở Tội của ai của Nguyễn Thành Châu, Khúc oan vô lượng, Lỡ tay trót đã nhúng chàm của Huỳnh Thủ Trung, rồi phân nhau vai đóng và tập dượt.

Gánh Tân Việt “gồm toàn tài tử Hà Nội” khai trương đêm diễn đầu tiên vào giữa tháng 6/1931, tại Lạng Sơn, vở Khúc oan vô lượng được khán giả mua vé xem khá đông, rất khen giọng ca và diễn xuất của mấy “kép” Trung, Hiếu, Thọ, mấy “đào” Mão, Xuyến, Sánh… Hai vở sau cũng thu kết quả tốt. Hơn nửa tháng diễn trên một điểm mà vẫn có khách, anh chị em rất phấn khởi, tính chuyện đi các tỉnh kế cận. Bước đầu Tân Việt sang thị xã Cao Bằng, thấy trụ nổi 1 tuần, liền vòng Bắc Cạn, tiện đường xuống Thái Nguyên, về Phúc Yên, rồi quay sang Bắc Ninh, lên Bắc Giang, trở về Lạng Sơn. Sau hơn ba tháng hoạt động, mặc dầu tiền bán vé thu khá, nhưng do chủ quá bận việc thầu khoán, anh em tài tử chưa quen quản lí, bị thâm hụt nhiều, nên Tân Việt chịu giải tán. Anh chị em về Hà Nội nghỉ chưa mấy ngày, thì Trịnh Long Nhượng, thầu khoán ở Thái Nguyên rủ Phạm Bá Bình, chủ hiệu tạp hóa, bàn nhau mua lại và “sang tên” thành gánh mới.

Thành Ký ra đời, lấy địa điểm thường trực là thị xã Thái Nguyên, gồm hầu hết anh chị em từng theo Tân Việt, ngoài 3 vở “ruột” quá thuần thục, đã từ kinh nghiệm tự thân, bảo nhau tập thêm Tra án Quách Hoè, Sơn hà xã tắc, Tiêu Anh Phụng… của các gánh đi trước. Đầu xuân 1932, giữa tỉnh lỵ Thái Nguyên, Thành Ký diễn liên tục gần trọn tháng mà vẫn được bà con mến mộ (…)Tháng 12/1932, do bất đồng giữa hai chủ, Thành Ký chuyển sang tay Nguyễn Thị Liên, vợ một viên tri huyện chủ cửa hàng vải ở thị xã mà đổi thành gánh hát Bà Huyện hoạt động liên tục quanh vùng suốt mấy năm 1933, 1934…

Trong khi đó, phong trào tài tử vẫn phát triển. Cuối năm 1931, tài tử Đỗ Xuân Ứng cùng Đoàn Bá Chính, nghệ nhân tuồng hùn vốn với Trần Phềnh, hoạ sĩ lập Nhật chương đình, nương theo cải lương Nam Kỳ, nhưng tạo con đường riêng, không giống cách làm của Quảng Lạc hoặc Sán Nhiên.

Nhật chương đình gồm nửa nghệ nhân, nửa tài tử... Tập dượt gần nửa tháng được hai tiết mục đủ diễn 1 đêm là :Tam hoàng tử tranh hôn, cải lương ; Thầy lang bất đắc dĩ, hài kịch Pháp.

Công diễn dăm buổi ở Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Phúc Yên được người xem tán thưởng, nhưng do ít vốn, không thể khuếch trương, đành tan gánh…

Từ kinh nghiệm của Nhật chương đình, Trần Phềnh bàn với Đoàn Bá Chính tổ chức lớp Đồng Ấu, chiêu tập trẻ em có năng khiếu tuổi từ 10-15, cam đoan với cha mẹ chúng, ứng tiền làm bằng, nuôi ăn học, may mặc, thuốc men, trong 18 tháng. Thời gian học, nếu đi diẽn có thù lao, hoc jxong sẽ ký hợp đồng…Ban đầu các em phải học thuộc và hát múa thuần thục hơn chục điệu mới, tuy không giống in, nhưng đậm âm hưởng nhạc Quảng, trang phục nhiều màu theo kiểu riêng do Trần Phềnh chế tác có dàn nhạc gồm mấy cây tứ, hồ, nhị, tam thập lục và bộ “đàn chai”…

Sau gần nửa năm tập luyện, Ban học sinh tài tử Nam ca đã có dàn kịch mục 8 vở, hầu hết thuộc loại tuồng Tàu, ra mắt trên sân khấu Văn Minh hý viện (tức Cải lương hý viện vừa thay tên).

Tối chủ nhật 31/12/1932 :Thiên chúa giáng sinh. Nhưng phải lúc làm ăn khó khăn, khách quá ít, ban không diễn tiếp, mà đi lưu động các tỉnh, dưới tên Ban mĩ thuật Đồng Ấu. Diễn ở Hưng Yên suốt 1 tuần, đêm nào rạp cũng đông chật, vì “toàn trẻ con mà hát hay, múa lạ, quần áp sặc sỡ, cảnh trí ngoạn mục, cách đóng bạo dạn…” Được đà, gánh hát Trần Phềnh (tên do đồng bào đặt cho) đi diễn hết nơi này đến nơi khác, cứ tối hát, ngày học, các em luân lưu đóng vai. Gánh thường diễn ở thị trấn, huyện lị, những nơi đồng bào ít xem cải lương, nên càng có dịp cho các em thử thách khả năng. Chính gánh Trần Phềnh tạo dựng lớp nghệ sĩ trẻ diễn thuộc, làm nòng cốt cho không ít gánh hát ra đời mấy năm sau…

Tóm lại, sân khấu cải lương nẩy sinh từ miền Nam, trong phong trào cả nước canh tân mọi mặt kinh tế, xã họi, lan dần ra Bắc từ gánh xiếc Sáu Sung, qua hoạt động tài tử của sinh viên Nam Kỳ và những tập bài ca, kịch bản, đĩa hát đem từ Sài Gòn bán ngoài các hiệu sách…

Xét nhiều mặt, việc thành lập gánh Tân Việt giữa năm 1931 tại thị xã Lạng Sơn do các tài tử Hà Nội quyết chọn cải lương làm nghề kiếm sông, có thể đánh mốc sự ra đời của bộ môn trên đất Bắc.Gánh này cuói năm đổi chủ mang tên Thành Ký, về chốt ở Thái Nguyên, rồi cuối năm sau, sang tay chủ khác, thành gánh hát Bà Huyện vẫn trụ lại Thái Nguyên, với nhóm diễn viên ban đầu, biểu diễn liên tục mấy năm 1933, 1934… Nhật chương đình do nghệ nhân và tài tử thành lập sau Tân Việt mấy tháng, diễn chen cả hài kịch và tồn tại quá ngắn…

Mấy rạp Quảng Lạc và Sán Nhiên, nhờ số đào kép từ Nghĩa hiệp ban ở lại, có mời thêm nghệ nhân ở Sài Gòn, mà mỗi bên lập ban hát cải lương riêng từ đầu năm 1928, nhưng do những người làm chủ hiểu biết loại hình chưa bao nhiêu, rất lúng túng khi tìm chọn vở dựng ; do nghệ thuật cải lương đanh biến chuyển mạnh mẽ, làm cho sự hiểu biết nghề nghiệp của số nghệ nhân ở lại Hà Nội ngày một “lạc hậu” so với thực tiễn ; do khán giả ở đây được nghe nhiều đĩa với đủ giọng ca sắc thái đa dạng, được xem không ít gánh hát từ Sài Gòn ra có dàn nghệ nhân tài danh hết mực, nên mặc dầu là chuyên nghiệp, họ vẫn chưa đủ điều kiện, để qua thực tế biểu diễn, có thể đánh dấu sự thành hình bộ môn cải lương Bắc.

Mấy năm 1932, 1933, nhiều trung ban, đại ban cải lương Nam Kỳ ra Hà Nội diễn như Phước Cương, Tân hý ban, Trần Đắc, Tân Thịnh, tuy có làm lao đao các gánh hát ở đây, nhưng đồng thời thúc đẩy nhà nghề vươn lên nắm bắt nghệ thuật mới, mà mạnh dạn bước tới.

Trần Việt Ngữ (Nguồn : Tạp chí VHNT, số 107)
Back to top Go down
http://clbcailuong.forumvi.com
 
Sự Hình Thành Bộ Môn Cải Lương Trên Đất Bắc
Back to top 
Page 1 of 1
 Similar topics
-
» Quá trình hình thành nghệ thuật sân khấu cải lương : Từ ca ra bộ đến hình thành
» Lễ Gỗ Tổ Cải Lương 06/09/2014_CLB Hưng Long ft Nhóm Cải Lương Hồ Quảng
» Hình Anh Em
» Lê Thanh Hà & Tiểu Du _ Khát Vọng Xưa - Một Phương trời mới
» Ba Thời Hoàng Kim Của Sân Khấu Cải Lương.

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
Giấc Mơ Xanh :: Giao Lưu :: Tư Liệu-
Jump to: